Với những nhu cầu cần thiết về Chatbot, đã có rất nhiều công ty phát triển và tạo ra những Chatbot riêng cho họ. Tuy nhiên, chỉ một số trong những Chatbot này là thực sự hữu dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là, làm sao chúng ta có thể tạo ra những Chatbot đủ khả năng cạnh tranh và có giá trị?
• Nên tập trung xây dựng những cuộc đối thoại sống động tích cực:
Khi xây dựng một Chatbot, điều đầu tiên chúng ta cần phải nhớ là khách hang và người dùng mong muốn những câu trả lời ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm của Chatbot, chứ không phải là những FAQs (Frequently Asked Questions) thông thường hay là cả một “slide bài giảng”. Hơn nữa, họ còn mong muốn có những đoạn hội thoại thực tế và sống động với Chatbot để có thể giúp họ tìm ra những giải pháp một cách đơn giản và hiệu quả nhất! Đó là lý do tại sao những cuộc hội thoại với Chatbot nên mô phỏng những cuộc nói chuyện thật sự, chứ không phải theo kiểu cỗ máy hỏi đáp thô cứng Google. Hơn thế nữa, khách hàng mong muốn cuộc hội thoại được “người hóa” để họ không có cảm giác đang nói chuyện với một cỗ máy không có cảm xúc. Ví dụ nhìn hình đính kèm, bạn phân biệt được đâu là người, đâu là máy chứ? Để làm được như vậy, chúng ta nên tham khảo và dựa vào những đoạn đối thoại thực tế giữa doanh nghiệp và khách hàng!
• Hãy bỏ qua Chủ nghĩa hoàn hảo:
Trước hết ta nên biết rằng có 3 nguồn dữ liệu chính để xây dựng dữ liệu phản hồi cho khách hàng: Doanh nghiệp – Business (các báo cáo), Đại lý – Agents (các bản thu âm và ghi chép) và Khách hàng (feedbacks). Nhiều người làm Chatbot cố gắng đưa vào nhiều dữ liệu phản hồi của doanh nghiệp, nhưng có vẻ điều này không hợp lý cho lắm. Cách tốt nhất là chúng ta nên chọn và tập vào những dữ liệu từ các Đại lý và thêm vào đó một chút dữ liệu từ doanh nghiệp, vậy là Chatbot của chúng ta đã sẵn sàng làm việc rồi! Hãy để Chatbot học từ chính những dữ liệu trong cuộc chat thực tế giữa Chatbot đó và khách hàng nói chuyện với nó! Mỗi đoạn hội thoại sẽ làm cho Chatbot ngày càng hoàn thiện hơn, giảm thời gian phản hồi và tăng sự hài lòng của khách hàng!
• Hãy biết thích nghi:
Sau khi đưa Chatbot vào hoạt động, chúng ta cần phải để ý tơi sự hiệu quả của Chatbot. Chúng ta phải xác định được những câu hỏi nào thường được khách hàng hỏi, những đoạn hội thoại nào “nhận được” những phản hồi không tốt. Công việc sau đó là dùng chính những gì chúng ta thu thập được để cập nhật và hoàn thiện Chatbot hơn nữa! Hãy sử dụng những nền tảng có hỗ trợ quản lý lịch sử cuộc chat (backend) để có thêm tư liệu để tiếp tục đào tạo Chatbot của bạn, làm cho nó ngày càng trở nên thông minh hơn!